Tin tức XNC Việt Nam

ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI PHỤ NỮ CỤC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRINH SINH HOẠT CHÍNH TRỊ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ BAN AN NINH TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM – TÂY NINH

     Quán triệt Nghị quyết của Đảng ủy A08 về nhiệm vụ công tác năm 2023; thực hiện Chương trình công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2023 của Ban Phụ nữ CAND, Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Ban Thanh niên CAND, ngày 26/02/2023, Đoàn Thanh niên – Hội Phụ nữ Cục Quản lý xuất nhập cảnh do đồng chí Trung tá Đỗ Văn Hào, Phó trưởng Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đồng chí Thiếu tá Ngô Minh Tú, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên và đồng chí Thượng tá Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội Phụ nữ Cục Quản lý xuất nhập cảnh chủ trì đã tổ chức chương trình sinh hoạt chính trị nhân kỷ niệm 75 ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu Sáu điều dạy Công an nhân dân (11/3/1948 – 11/3/2023), 70 năm Ngày thành lập Cục Quản lý xuất nhập cảnh (13/5/1953 – 13/5/2023) tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam tại ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

     Để ghi nhớ và tôn vinh cống hiến của lực lượng An ninh miền Nam và An ninh Trung ương Cục, từ đầu những năm 1990, Đảng ủy Công an Trung ương, từ đầu những năm 1990, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã chỉ đạo nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa đối với căn cứ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1973 – 1975. Ngày 01/12/1995 Căn cứ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam được công nhận, xếp hạng Di tích Quốc gia theo Quyết định số 3777/QĐ của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin. Cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 60km, Khu di tích nằm trong quần thể rừng nhiệt đới sát biên giới Việt Nam – Campuchia, cách cửa khẩu Sa Mát 2 km. Nơi đây là địa điểm đóng quân của Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1973 – 1975.

     Căn cứ Trung ương Cục miền Nam trở thành thủ đô của cách mạng miền Nam, là nơi lưu lại những chứng tích, những kỷ niệm về cuộc đời hoạt động cách mạng hết sức gian khổ, hy sinh, nhưng rất đỗi tự hào của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng cùng bao cán bộ, chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc trên địa bàn miền Nam, đặc biệt là chiến trường Nam bộ.

     Tượng đài bảo vệ An ninh Tổ quốc được thiết kế và xây dựng theo mẫu tượng đài tại Khu di tích Nha Công an Trung ương (Tuyên Quang); Phía sau tượng đài bảo vệ an ninh Tổ quốc là phù điêu “65 năm CAND chiến đấu, xây dựng và trưởng thành” được làm bằng chất liệu đá granit đỏ; mặt sau phù điêu ghi danh hơn 14.000 cán bộ, chiến sĩ lực lượng CAND Việt Nam đã hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và vì bình yên hạnh phúc của nhân dân.

Đoàn công tác chụp ảnh tại Tượng đài bảo vệ An ninh Tổ quốc

     Đoàn đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm tại Bia Chiến thắng. Nơi đây ghi danh hơn 14.000 cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc; viếng tượng đài Bác Hồ; tượng đài Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng; Bia tưởng niệm Đoàn 180 An ninh vũ trang miền Nam tại Khu di tích lịch sử văn hóa Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam (xã Tân Lập, huyện Tân Biên, Tây Ninh). Đây là địa danh lịch sử, căn cứ địa cách mạng và niềm tự hào của lực lượng Công an nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại Bia Chiến thắng

     Bảo tàng CAND tại Khu di tích có diện tích trưng bày khoảng 300m2, nội dung trưng bày thể hiện quá trình hình thành, phát triển của lực lượng CAND; trọng tâm giới thiệu về Ban An ninh Trung ương Cục và lực lượng An ninh miền Nam.

Đoàn công tác chụp ảnh bên tượng đài Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

     Nhà trưng bày lưu niệm đồng chí Phạm Hùng có diện tích khoảng 50m2, trưng bày gần 100 tài liệu hiện vật tiêu biểu giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp đồng chí Phạm Hùng; đặc biệt là đóng góp của đồng chí đối với phong trào học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy CAND.

Đoàn công tác chụp ảnh tại khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.

     Chương trình sinh hoạt chính trị của Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, giúp các đoàn viên, hội viên phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang; đổi mới toàn diện; tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Qua đó giúp các đoàn viên, hội viên một lần nữa thấm nhuần sâu sắc nội dung, ý nghĩa khoa học cách mạng và thực tiễn của Sáu điều Bác dạy Công an nhân dân, từ đó tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động của từng đoàn viên, hội viên trong thực hiện nhiệm vụ và đời sống./.

Nguyễn Thị Phương Thảo